HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BOLLINGER BAND

Được phát triển bởi John Bollinger từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỉ 20, Bollinger Bands là một chỉ báo kĩ thuật rất phổ thông và hữu dụng. Nhiều trader cho rằng chìa khóa thành công trong hệ thống giao dịch của họ chính là chỉ báo kĩ thuật này. Vậy Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?

1. Cách Tính

Về tính toán và vẽ đồ thị, dải băng Bollinger sử dụng độ lệch chuẩn và được vẽ bởi hai đường đồ thị trên cùng đồ thị giá của cổ phiếu: một đường goi là băng trên (upper band) và một đường gọi là băng dưới (lower band):

  • Băng trên được vẽ bởi giá cổ phiếu cộng với độ lệch chuẩn.
  • Băng dưới được vẽ bởi giá cổ phiếu trừ đi độ lệch chuẩn.

2. Ý Nghĩa

Xác suất giá cổ phiếu nằm trong dải băng Bollinger là xấp xỉ 70%. Nếu giá cổ phiếu không nằm trong dải băng Bollinger, tức là thuộc về phần xác suất 30% còn lại thì các tín hiệu này cần phải chú ý.

  • Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều, giá cổ phiếu sẽ vượt quá băng trên (upper band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm trên dải băng trên thì điều này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn.
  • Khi sức giảm của giá quá mạnh, cung lớn hơn cầu nhiều, giá cổ phiếu sẽ đi thấp hơn băng dưới (lower band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm dưới dải băng dưới thì điều này có nghĩa là sức giảm giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn.

Nếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng ngay sau đó thì đây là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm sức mạnh của tăng hoặc giảm giá khi sự tăng hoặc giảm giá đã đạt đến sự căng thẳng quá mức. Điều này giống như sự bùng phát cuối cùng rồi lịm dần của sự sống vào thời điểm hấp hối.

3. Cách sử dụng:

Dựa vào giá vượt ra ngoài dải bollinger:

Khi giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải Bollinger và tiếp tục nằm ở ngoài dải thì xu thê tăng hoặc giảm giá hiện tại sẽ tiếp tục:

_ Nếu giá nằm quá dải trên (upper band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế tăng sẽ tiếp tục tăng mạnh.

_ Nếu giá nằm dưới dải dưới (lower band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu thế giảm sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Hình trên là hình minh họa biến động của VNI khi VNI liên tục đóng cửa ngoài Bollinger Band trên liên tiếp 4 phiên. Sau đó tiếp tục là giai đoạn tăng mạnh của VNI. Chú ý rằng sau 4 phiên nằm trên BBs thì VNI có 1 phiên chững lại vào trong dải BBs rồi mới tăng tiếp.

Dựa vào giá vượt ra ngoài dải bollinger rồi quay trở lại nằm trong dải:

_ Nếu giá cổ phiếu vượt quá dải trên (upper band) rồi sau đó thiết lập một đỉnh giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế tăng giá hiện tại và chuyển sang xu thế giảm hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang giảm và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu rớt xuống dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band.

_ Nếu giá cổ phiếu xuống dưới dải dưới (lower band) rồi sau đó thiết lập một đáy giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế giảm giá hiện tại và chuyển sang xu thế tăng hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang tăng và được khẳng định chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu vượt lên trên dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band.

Ảnh minh họa trên cho thấy 2 lần VNI nằm ngoài BBs dưới, sau đó tạo đáy thứ 2 trong BBs. Ở lần tạo đáy thứ 2 đầu tiên có tác dụng hãm đà giảm mạnh và sốc của TT. Vì áp lực giảm còn lớn nên ở lần tạo đáy thứ 2 VNI mới đảo chiều thành công.

Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về các dấu hiệu đảo chiều này, cần phải có sự kết hợp với các phương pháp phân tích khác.

Liên hệ với Đoàn Tú:

ZALO: 0946.998.885
Mail: doantu188@gmail.com

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*