Tôi có nên bán không? Tôi có nên tiếp tục nắm giữ không? Điều gì xảy ra nếu như tôi bán quá sớm hoặc bán quá trễ? Nỗi sợ ở phía bán không hề khác với những nỗi sợ khi mua cổ phiếu. Hai cảm xúc e sợ và hối tiếc dẫn tới trạng thái do dự. Thực sự, bạn cố phiếu là nhiệm vụ đầy cảm xúc.
Có 2 tình huống cơ bản để bán. Đầu tiên là bán khi cổ phiếu vẫn còn tăng mạnh, đây là cách nhà đầu tư lớn thoát hàng bởi cầm lượng lớn lớn cổ phiếu thì thanh khoản chính là vấn đề. Bạn phải thoát ra khi có thể, không nhất thiết phải chờ tới khi bạn muốn. Có thể bạn muốn chờ tới khi tín hiệu rõ ràng rằng xu hướng đang giảm để bán, tuy nhiên bạn se mất đi một khoản lợi nhuận so với việc bán khi cổ phiếu đang tăng giá mạnh.
Tình huống thứ 2 là bán khi cổ phiếu suy yếu. Lúc đầu cổ phiếu của bạn tăng giá mạnh nhưng bây giờ hành động giá yếu đi và bạn muốn bảo vệ khoản lợi nhuận trước khi cổ phiếu đảo chiều đi xuống. Trong một số trường hợp là cổ phiếu đảo chiều đột ngột bởi thông tin ngoài mong đợi khiến bạn không kịp phản ứng.
LUÔN LUÔN QUAN SÁT Ở GÓC NHÌN TOÀN CẢNH.
Trong việc mở vị thế, chúng ta bắt đầu từ cái nhìn dài hạn( cổ phiếu nằm trên EMA 200) và tìm kiếm mẫu hìn hiện tại và xác định các yếu tố cơ bản. Cuối cùng là thực hiện các yếu tố phân tích chuyên sâu và tỉ mỉ về hành động giá và khối lượng trong vài ngày gần nhất. Tất cả nhằm mục đích tìm kiếm điểm mở vị thế chuẩn xác nhất.
Việc bán cũng vậy. Bên cạnh việc quan sát xu hướng dài hạn và mẫu hình đồ thị hiện tại, bạn cần có một số hướng dẫn giao dịch và quy tắc số học về năng lực giao dịch của bản thân. Đây là thông số khách quan không phải lúc nào cũng đúng nhưng ít nhất nó mang lại cho bạn một vài ý niệm nên chốt lợi nhuận ở đâu để giữ kỳ vọng dương cho hệ thống giao dịch.
Nỗi sợ khiến bạn trở nên cảm thấy ngu ngốc. Lúc đầu là e sợ chỉ có được một khoản lợi nhuận nhỏ và bán quá sớm. Nỗi sợ khiến bạn trở nên chần chừ quá lâu. Cái tôi lớn dần vì bạn muốn mình ” đúng”, trong khi thực tế đang chứng minh bạn sai lầm.
CÁC GỢI Ý CHO QUYẾT ĐỊNH BÁN.
1. ĐẾM NỀN GIÁ
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định bán là biết cổ phiếu đang nằm đâu trong chu kỳ sống. Để làm điều này, chúng ta sử dụng phương pháp đếm nền giá. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định cổ phiếu đang giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của xu hướng tăng.
Các cổ phiếu ở giai đoạn cuối xu hướng tăng cần có cách xử lý khác so với những cổ phiếu đang ở giai đoạn đầu xu hướng tăng. Bạn sẽ không biết đến sự khác biệt này hoặc không biết đến sự khác biệt này hoặc không không biết cổ phiếu đang ở đâu trong chu kỳ sống, trừ khi bạn nghiên cứu đồ thị và biết cần quan sát điều gì.
Nền giá thứ 3 và thứ 4 cũng hoạt động tốt, tuy nhiên đang là phần cuối của chu kỳ. Tốt nhất là áp dụng chiến lược giao dịch theo khung giá ( hỗ trợ kháng cự).
Nền giá thứ 5 và thứ 6 thường có khả năng cao là thất bại, do đó xem xét bán ngay sau đợt tăng giá kéo dài từ điểm phá vỡ. Nền giá cuối đôi khi có thể xuất hiện đỉnh cao trào. Đây là giai đoạn khó khăn nhất để đưa ra quyết định bán vì cổ phiếu đang tăng rất mạnh và có vẻ như không có điểm kết thúc.
Một câu châm ngôn cổ nói: ” Trên thị trường chứng khoán, điều rõ ràng nhất thường chính là sai lầm hiển nhiên nhất“. Khi các nhà đầu tư nhìn thấy các nền giá đều hoạt động tốt trong quá khứ, họ tin rằng nó tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai. Đám đông, đặc biệt là những nhà đầu tư ít thông tin hơn, bị cuốn vào các cổ phiếu tăng giá mạnh. Nhưng đây chính là lúc dòng tiền thông minh bắt đầu tìm cách thoát khỏi vị thế và chốt lợi nhuận. Họ bán cho nhỏ lẻ, và hành động bán diễn ra khi cổ phiếu vẫn đang tưng giá trong lúc báo chí và đám đông vẫn đang hồ hởi và vui mừng. Đây là điều mà hầu hết các nhà đầu tư rất khó nhận ra.
( VCB trải qua 5 nền giá trong suốt giai đoạn 2 tăng giá trước cú sập đâu tiên vào tháng 12/2017 )
2. SỰ MỞ RỘNG CỦA CHỈ SỐ P/E.
Cổ phiếu tăng vốn dĩ đã đắt đỏ vì một lý do: Tăng trưởng cao. Thay vì chỉ số P/E cao, bạn có thể xem đây là một trong những đặc điểm phải có của công ty tăng trưởng nhanh. Một cổ phiếu có P/E thấp bất thường là tín hiệu cho thấy công ty đang gặp phải vấn đề trầm trọng nào đó.
Tuy nhiên, có lúc chỉ số P/E cũng trở nên hữu ích. Bên cạnh phương pháp đếm nền giá, P/E của cổ phiếu giúp bạn biết cổ phiếu đang ở đâu trong chu kì sống. Đặc biệt, chỉ số P/E có thể cho bạn biết đợt tăng giá này có phải là đợt cuối cùng và đà tăng trưởng sắp sửa kết thúc hay không. Sau đây là ý tưởng sử dụng chỉ số P/E kết hợp với phương pháp đếm nền giá.
Khi mua 1 cổ phiếu, bạn cần ghi lại chỉ số P/E của nó. Giả sử bạn nắm giữ cổ phiếu 1 năm. Trong thời gian này cổ phiếu trải qua 2-4 nền giá. Khi cổ phiếu xuất hiện nền giá cuối cùng ( nền 4-5), bạn ghi chú lại chỉ số PE thêm lần nữa và so sánh với tỷ số PE ban đầu lúc mua. PE tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn( giả sử PE tăng từ 20 lên 40), bạn cần phải cẩn thận. LÝ DO:
P/E= GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN TẠI/ LỢI NHUẬN( EPS). Khi cổ phiếu tăng trưởng, chúng ta kì vọng giá cổ phiếu tăng lớn hơn nhiều lần so với lợi nhuận vì mọi người mua cổ phiếu với kì vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong tương lai. Nhưng khi cổ phiếu này trở lên quá phổ biến, thì giá có thể vượt quá xa khả năng thực tế của công ty có thể đạt tới. Điều này khác với giai đoạn nền giá đầu tiên khi mà chỉ số PE có thể đi xuống hoặc đi ngang mặc dù giá tăng cao hơn vì lợi nhuận tăng trưởng nhanh hơn giá cổ phiếu, vốn đang tích lũy đà tăng. Nhưng khi đà tăng giá cổ phiếu vượt quá xa lợi nhuận thực tế bạn sẽ thấy chỉ số PE mở rộng.
Giá trị tuyệt đối của P/E không hề quan trọng, sự so sánh mới là điều có ý nghĩa. Khi giá chạy trước so với lợi nhuận tới điểm khiến cho chỉ số PE tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn so với lúc bắt đầu xu hướng tăng. Đặc biệt nếu ở nền giá cuối cùng khi được xác nhận bằng phương pháp đếm nền giá thì bạn nên bắt đầu tìm kiếm điểm bán.
Phân tích tương tự cũng cực kì hữu ích trong việc xác định liệu bạn có nên mua một cổ phiếu hay không. Nếu bạn đếm số nền giá từ khi cổ phiếu này hồi phục từ 1 đáy lớn và nhận thấy cổ phiếu này đã trải qua 4-5 lần củng cố, đồng thời PE đã tăng gấp đôi hoặc gấp 3, bạn nên cẩn trọng với việc mua vào. Điều này nghĩa là không còn nhiều không gian cho xu hướng tăng.
2. MẪU HÌNH ĐỈNH CAO TRÀO
Khi cổ phiếu dẫn dắt tăng giá mạnh sau nhiều tháng, giá sẽ tăng với tốc độ nhanh và độ dốc sẽ lớn hơn bất cứ thời điểm nào trong xu hướng tăng. Khi điều này xảy ra, bạn nên bán 1 phần hoặc nếu không muốn nói là tất cả cổ phiếu trong những lần tăng mạnh để chốt lợi nhuận.
Mẫu hình đỉnh cao trào thường xảy ra khi giá cổ phiếu tăng 25-50% hoặc nhiều hơn trong 1-3 tuần.
Lý do đằng sau của những đợt tăng giá mạnh này là các định chế tài chính lớn cần người mua hấp thụ các lô lệnh bán lớn của họ. Do đó, họ bán ra khi cổ phiếu đang tăng mạnh và người mua đang sẵn sàng. Đây là lúc chuyển cổ phiếu từ người chuyên nghiệp sang các nghiệp dư nhỏ lẻ để rồi giá sụp đổ.
3. BÁN CỔ PHIẾU LÚC ĐANG TĂNG MẠNH- CHI TIẾT CẦN QUAN SÁT
– Đỉnh cao mới mới được thiết lập sau nền giá thứ 4, 5
– P/E tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn ở nền giá cuối cùng
– Giá chạy nhanh theo hiện tượng thổi bùng lên( giá tăng 25-50% hoặc nhiều hơn chỉ trong 1-3 tuần) để thiết lập đỉnh cao trào ( Climax)
– Đối với cổ phiếu tăng giá kéo dài, có 70% ngày tăng giá trong 7-15 phiên giao dịch
– Quan sát ngày tăng mạnh nhất
4. QUAN SÁT CÁC TÍN HIỆU ĐẢO CHIỀU VÀ KHỐI LƯỢNG
Một cổ phiếu khi được xác nhận đã ở giai đoạn cuối theo phương pháp đếm nền giá khi có 10-11 phiên tăng liên tục. Bạn nên giữ cảm xúc tĩnh lặng và bắt đầu chú ý tới tín hiệu bán bao gồm:
– Giá đảo chiều với khối lượng lớn
– Khối lượng thăng hoa mà không có sự tăng giá đáng kể
– Giá giảm với khối lượng lớn nhất kể từ khi khới đầu xu hướng tăng
5. BÁN KHI CỔ PHIẾU SUY YẾU
Khi cổ phiếu đang nắm giữ xuất hiện những dấu hiệu suy yếu rõ rệt, cái tôi trong bạn có thể nói rằng: ” hãy giữ thêm một chút nữa”. Hoặc tự nghĩ: ” tôi sẽ chờ cho đến khi giá tăng trở lại” Nhưng không nên phớt lờ đi các dấu hiệu này. việc giữ lâu thêm chỉ làm tăng thêm rủi ro không cần thiết và tiềm năng bị thua lỗ sạch túi
Trước khi những thay đổi trong yếu tố cơ bản của công ty được thể hiện ra bên ngoài, những cú đổ vỡ của giá cổ phiếu có thể xuất hiện với khối lượng lớn. Nếu cổ phiếu này có ngày hoặc tuần giảm giá mạnh nhất kể từ khi khởi đầu Giai Đoan 2 tăng giá, đây là tín hiệu bán rõ ràng.
Thậm chí điều này xảy ra ngay khi thông tin tốt tới từ báo cáo lợi nhuận. Đừng nghe truyền thông, hãy lắng nghe tiếng nói từ cổ phiếu.
ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ NHỮNG CÚ ĐỔ VỠ LỚN TRONG GIÁ CỔ PHIẾU LÀ CƠ HỘI MUA VÀO. Nhiều nhà đầu tư đã mắc phải cái bẫy này. Một cổ phiếu họ sở hữu bất ngờ lao dốc. Họ tin thị trường sai lầm và cổ phiếu sẽ vẫn hoạt động tốt, họ quyết định đây là thời điểm mua vào nhiều hơn. Họ không nhận ra giá giảm vì người chơi lớn biết( hoặc ít nhất là nghi ngờ) điều gì đó là sai lầm và họ đang tháo chạy. Khi bạn thấy điều này xảy ra, đây là lúc để chạy thoát.
6. QUY TẮC HÒA HOẶC THẮNG
Trong giai đoạn cuối của thị trường tăng giá, bạn nên chờ bán khi cổ phiếu tăng giá mạnh và chốt lợi nhuận khi có được.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu tăng giá, cổ phiếu cần củng cố nền giá trong hoang mang. Khi cổ phiếu có lãi và vận động tốt, hãy dịch chuyển điểm cắt lỗ tới điểm hòa vốn để đảm bảo chắc chắn rằng vị thế có lãi không bị lỗ ngược.
7. QUY TẮC BÁN 1 NỬA
Khi cổ phiếu đã tăng giá gấp 2 hoặc 3 lần mức dừng lỗ ban đầu, bạn sẽ có nhiều lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là bán 1 nửa số cổ phiếu và dịch chuyển điểm dừng lỗ về điểm hòa vốn với số phiếu còn lại. Nghĩa là trong trường hợp tệ nhất bạn hòa vốn với số cổ phiếu còn lại.
Lựa chọn 2 là bán 1 nửa và duy trì ngưỡng cắt lỗ ban đầu trong trường hợp tệ nhất là hòa với toàn bộ số vốn ban đầu để đủ không gian cho những biến động giá cao nhất. Bạn đang tài trợ rủi ro bằng số lợi nhuận đã chốt lời. Đây chính là nếu thắng thì lãi lớn, còn thua thì không mất gì. Một cuộc chơi miễn phí để bắt các khoản lợi nhuận lớn.
8. BẠN SẼ LUÔN BÁN QUÁ SỚM HOẶC QUÁ MUỘN
95% lần giao dịch sẽ rơi vào trường hợp bán quá sớm hoặc quá muộn. Nếu nắm giữ một cổ phiếu tăng 20% sau khi mua rồi giảm về còn tăng 10%, bạn chỉ có thể tự trách mình vì đã bán quá sớm.
Tuy nhiên, một trong những trải nghiệm đau đớn nhất là nhìn giá cổ phiếu bắn vọt lên trời rồi sau đó sụp đổ. Nên nhớ, mục tiêu của giao dịch là chiến thắng lấy được lợi nhuận chứ không phải thua lỗ, và giữ được những khoản lợi nhuận lớn một khi có được nó là điều cần làm.
Rất khó để biết được mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu đạt được, nhưng điều này không cần thiết để có thành tích giao dịch siêu hạng. Thay vì lo lắng về việc mua đáy bán đỉnh thì việc cần bận tâm của bạn nên là: Kiếm được một khoản lợi nhuận khá lớn và lặp lại điều này liên tục theo thời gian. Mục tiêu của bạn là bán được cao hơn sau khi mua chúng.
Biết được khi nào nên bán và tại sao bán cũng quan trong như việc tìm kiếm cơ hội mua vào. Đây là phần quan trọng nhất của giao dịch. Mài giũa khả năng chọn mua cổ phiếu, và bán theo các tín hiệu quy tắc đúng đắn sẽ giúp bạn có thành tích giao dịch siêu hạng thay vì dựa vào cảm xúc sợ hãi và tiếc nuối.
Liên hệ với Đoàn Tú SEPA:
SĐT: 0946.998.885
Mail: doantu188@gmail.com
Để lại một phản hồi