Hướng dẫn đọc nến nhật phần 3

Tiếp theo Series về nến Nhật, bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn về những mẫu hình nến đảo chiều phổ biến, mang tính thực tiễn cao, dễ nhận biết và dễ sử dụng. Việc bạn cần làm duy nhất là bật amibroker lên và kiểm tra tính xác thực của nó trong quá khứ.

1. Dark cloud cover

Đám mây đen bao phủ” là cách người ta hình dung khi nói về mẫu hình nến này.

Hình 1: Ảnh minh họa

Đặc điểm.

_   Cây nên đầu tiên của cụm nên này là một cây nến màu xanh to dài mạnh mẽ.

_   Cây nến thứ hai có giá mở cửa cao hơn giá cao phiên trước (cao hơn đỉnh của bóng trên). Và có giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa phiên trước. Mức độ xâm nhập của cây nến đỏ càng lớn thì khả năng tạo đỉnh và đảo chiều xảy ra càng cao.

_   Mức độ xâm nhập tối thiểu 50% so với thân nến trước đó. Nếu mức độ xâm nhập mạnh mẽ thì mẫu hình này có thể trở thành mẫu hình nến BEAR ENGULFING

Lý do cơ bản để giải thích mẫu hình nến đảo chiều này như sau: Thị trường đang trong một xu thế tăng, xuất hiện một cây nến xanh tăng giá mạnh mẽ, kế phiên đó là một khoảng trống giá mở cửa. Đến đây, những người đầu tư giá lên (bên mua) nắm quyền điều khiển thị trường. Nhưng sau đó không thấy có sự tiếp tục tăng của giá cổ phiếu. Trong bối cảnh như vậy, người mua sẽ suy nghĩ lại về vị trí của họ và những người bán đã có lý do để thực hiện chốt lời ngắn hạn. Lúc này, dường như bên bán là người thắng

Kinh nghiệm

_    Là mẫu hình đảo chiều tuy có độ tin cậy thấp hơn mẫu hình BULL ENGULFING nhưng xác suất xảy ra thực tế vẫn khá cao, khi nó xuất hiện thì nên quan sát thêm diễn biến của phiên sau nó để có phương án cân đối tỷ trọng thích hợp. Nếu phiên sau mẫu hình này là phiên giảm giá tiếp thì có lẽ việc hạ tỷ trọng cổ phiếu đang nắm giữ là việc mà bạn nên cân nhắc đến.

_    Dùng kết hợp với các công cụ chỉ báo khác. Ví dụ mẫu hình này xuất hiện sau 1 nhịp hồi phục của giá mà mức giá đó lại nằm gần vùng kháng cự của cổ phiếu thì tính xác thực của nó sẽ tăng lên.

_    Trong một số trường hợp giá cao nhất phiên sau mà không cao hơn giá đóng cửa phiên trước thì cũng chấp nhận được. Nhưng tối thiểu phải bằng giá đóng cửa phiên trước đó

Ví dụ thực tế tại TTCK VN

Hình 2: Mẫu hình nến Dark Cloud xuất hiện tại chart cổ phiếu VCB ngày 24/3/2017

Biểu đồ trên mô tả quá trình downtrend của cổ phiếu VCB nửa đầu năm 2017, nhịp downtrend này xuất hiện sóng hồi ngắn với thanh khoản đi vào khá đáng kể nhưng nhanh chóng kết thúc khi mẫu hình Dark Clound Cover xuất hiện. Phiên xác nhận của mẫu hình này là phiên ngay sau đó một nến Shooting Star xuất hiện. Rõ ràng là cung đang áp đảo cầu. Việc tiếp tục vị thế nắm giữ cổ phiếu là sự lựa chọn thiếu sang suốt.

Hình 3: Diễn biến cổ phiếu FPT cuối năm 2017

Hình trên là diễn biến cổ phiếu FPT giai đoạn cuối năm 2017. Đây là giai đoạn FPT đang trong xu thế uptrend, mẫu hình Dark Clound Cover xuất hiện khi FPT đang tích lũy nền tảng ngắn hướng lên nhưng lỏng lẻo (Xuất hiện 2 cây Shooting Star phía trước là một sự báo hiệu xấu) báo hiệu rằng xu thế tích lũy có thể bị phá vỡ. Thanh khoản tại 2 phiên của mẫu hình này cũng là một điều đáng chú ý đến, nó cho thấy nỗ lực đẩy giá lên thất bại, thay vào đó là áp lực chốt lời cao. 2 phiên xanh tiếp theo là thiếu thuyết phục để có thể phủ nhận tín hiệu của mẫu hình Dark Clound Cover này.

2. Mẫu hình Piercing Pattern

Là một mô hình đối lập với dark cloud cover, Piercing Pattern xuất hiện tại vùng đáy của một chu kỳ rớt giá, thể hiện sự đảo chiều của cổ phiếu.

Hình 4: Ảnh minh họa

Đặc điểm

Xuất hiện sau 1 quá trình giảm giá, không phân biệt dài hạn hay ngắn hạn.

Piercing Pattern bao gồm 2 cây nến, thân nến đầu tiên màu đỏ và nến thứ hai màu xanh.

Cây nến xanh mở cửa rất thấp, dưới cả giá thấp nhất của nến đỏ. Rồi từ từ đẩy giá cao hơn, tạo nên một cây nến xanh với thân to dài ở trên điểm chính giữa của cây nến trước.

Mức độ xâm nhập vào thân nến đỏ càng lớn thì khả năng đảo chiều càng cao. Mức hấp dẫn nhất tối thiểu là 50% thân nến trước đó. Nếu mức độ xâm nhập mạnh mẽ thì mẫu hình này có thể trở thành mẫu hình nến BULL

Kinh nghiệm:

Là mẫu hình đảo chiều tuy có độ tin cậy thấp hơn mẫu hình BEAR ENGULFING nhưng xác suất xảy ra thực tế vẫn khá cao, khi nó xuất hiện thì nên quan sát thêm diễn biến của phiên sau nó để có phương án cân đối tỷ trọng thích hợp. Nếu phiên sau mẫu hình này là phiên tăng giá tiếp hoặc một cây nến xác nhận ủng hộ xu hướng tăng thì tín hiệu sẽ cho độ tin cậy cao hơn.

Dùng kết hợp với các công cụ chỉ báo khác. Ví dụ mẫu hình này xuất hiện sau 1 nhịp điều chỉnh giảm giá mà mức giá đó lại nằm gần vùng hỗ trợ của cổ phiếu thì tính xác thực của nó sẽ tăng lên. Có thể sau đó là 1 nhịp hồi hoặc xác nhận đảo chiều.

Nếu xuất hiện sau nhịp điều chỉnh mạnh thì tính xác thực cao hơn.

Trong một số trường hợp giá thấp nhất phiên sau mà không thấp hơn giá đóng cửa phiên trước thì cũng chấp nhận được. Nhưng tối thiểu phải bằng giá đóng cửa phiên trc đó.

Cần quan sát thêm khối lượng giao dịch, nếu khối lượng giao dịch phiên nến xanh tăng vọt thì đó là một dấu hiệu xác nhận sự tăng giá quay trở lại và có thể xu hướng giảm giá trước đó được xem như đã kết thúc.

Ví dụ thực tế tại TTCK VN

Hình 5: Biểu đồ giá ACB nửa đầu năm 2018

Biểu đồ trên là 1 dạng “biến thể” của mẫu hình nến Piercing Pattern.

_      Nó xuất hiện trong uptrend dài, nằm tại cuối nhịp chỉnh ngắn hạn (4 phiên)

_      Giá mở cửa phiên sau của mẫu hình bằng với giá đóng cửa phiên giảm trước đó

_      Phiên sau không có bóng nến

==>  Mẫu hình lúc này đóng vai trò phủ nhận sự phá vỡ kênh tích lũy mà cây nến đỏ với thanh khoản cao trước đó tạo ra, đồng thời, giữ kênh tích lũy của ACB vận động được chặt chẽ. Hành động của nhà đầu tư lúc này là nên canh mua đối với vị thế mua mới và canh tăng tỷ trọng đối với vị thế đã có hàng sẵn.

Hình 6: Biểu đồ VNI nửa đầu năm 2017

Hình trên xuất hiện 3 mẫu hình nến Piercing Pattern.

_    Mẫu hình 1 xuất hiện sau 1 nhịp chỉnh nhanh và mạnh của VNI, nến xanh giá không kéo lên đủ thuyết phục nên sau đó TT còn chỉnh tiếp 1 nhịp dài hơn nữa

_    Mẫu hình thứ 2 xuất hiện với độ tin cậy cao hơn, tính đầu cơ ở trong mấu hình này ít hơn do TT đã có thời gian hấp thụ tin xấu. Một yếu tố nữa khiến mẫu hình số 2 đáng tin cậy hơn là nó xuất hiện tại vùng hỗ trợ 750 của VNI

_    Mẫu hình thứ 3 đóng vai trò củng cố vị thế tăng giá hơn là báo hiệu đảo chiều.

3. The morning star

Là một mô hình xuất hiện ở vùng đáy của một chu kỳ giảm giá, đánh dấu sự đảo chiều xu hướng.

Hình 6. Hình minh họa 

Đặc điểm

The Morning Star gồm 3 cây nến.

_    Nến lớn: là nến giảm(ngày thứ 1)

_    Nến nhỏ: là nến giảmhoặc nến tăng (ngày thứ 2) – Nến này gọi là Star

_    Nến lớn: là nến tăng(ngày thứ 3).

Phần đầu tiên của mẫu đảo chiều Morning Star là một nến giảm lớn màu đỏ. Ở ngày thứ 1 này sự giảm giá là hết sức rõ ràng (liên tục tạo ra những điểm thấp mới).

Phần thứ 2 vẫn bắt đầu là 1 xu hướng giảm thể hiện bởi 1 khoảng trống giảm, sự giảm giá vẫn chiếm chủ đạo. Tuy nhiên, sự giảm giá này đã không đẩy đường giá xuống thấp hơn được nữa. Hay nói cách khác là đà giảm trước đó đã chững lại. Nếu nến này là nến Doji thì mẫu hình này trở thành Morning Doji Star

Nến ngày thứ 2 phải là 1 nến có thân nến rất nhỏ và có thể là nến tăng hoặc giảm hay nến bình thường (Doji). Thân nến nhỏ thể hiện sự chững lị của xu thế đang diễn ra trước đó.

Nói chung 1 nến tăng ở ngày thứ 2 sẽ là 1 dấu hiệu mạnh của sự đảo chiều sắp xảy ra. Nhưng ngày thứ 3 mới đóng vai trò quan trọng hơn cả. Ngày thứ 3 bắt đầu bằng 1 khoảng trống tăng (dấu hiệu tăng giá). Sự tăng giá này có thể đẩy đường giá lên cao hơn nữa, thông thường nó phải lấp phần lớn không gian giảm giá của ngày thứ 1.

Kinh nghiệm.

_    Ở phiên thứ 2, độ tin cậy tăng dần theo thứ tự nến đỏ, nến Doji và nến xanh nhẹ.

_    Gap trên hoặc Gap dưới kèm theo mẫu hình là tín hiệu tăng tính xác thực của mẫu hình

_    Trong một số trường hợp mẫu hình này có 4 nến, vị trí Star có 2 nến tương tự nhau

Hình 8. Biểu đồ cổ phiếu HPG 3 tháng đầu năm 2017

Quan sát đồ thị cổ phiếu HPG ngày 19/01/2017 ta thấy tại đây xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều Morning star.

_    Xuất hiện cuối một nhịp điều chỉnh của 1 uptrend dài hạn. Trong trường hợp này nó đóng vai trò là củng cố xu hướng tăng đã được hình thành trước đó

_    Phiên trước đó là một phiên giảm giá với thanh khoản lớn, phiên tiếp theo là một phiên giảm giá tuy nhiên giá cổ phiếu đã có sự tăng nhẹ trở lại, giá mở cửa thấp hơn phiên thứ nhất, phiên thứ 3 là một phiên tăng giá rất mạnh mẽ, đánh giá sự chiến thắng của bên mua.

_    Mẫu hình nến đánh dấu sự đảo chiều của nhịp điều chỉnh ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư chuyển dần từ bán sang mua, đặt tiền đề cho chuỗi các phiên tăng điểm liên tục sau đó. Để dự đoán chính xác mẫu hình nến có hiệu quả hay không, ta cần xem kèm theo thanh khoản để dự đoán bên mua hay bên bán bắt đầu thắng và xu hướng tiếp theo sẽ thế nào.

4. The Evening Star

Hình 9. Hình minh họa

Mẫu nến Evening Star là một mẫu nến đảo chiều giảm giá, nó thường xảy ra tại đỉnh của một xu hướng tăng giá. Mẫu Evening Star gồm có 3 nến:

  • Nến Thân Lớn: Nến Tăng (Ngày 1)
  • Nến Thân Nhỏ: Nến Giảm hoặc Nến Tăng (Ngày 2)
  • Nến Thân Lớn Nến Giảm  (Ngày 3)

– Phần đầu tiên của mẫu đảo chiều Evening Star là 1 nến tăng (màu xanh). Ở ngày thứ 1, sự tăng giá chiếm ưu thế tuyệt đối.

– Ngày thứ 2 bắt đầu với 1 khoảng trống tăng; dấu hiệu tăng giá vẫn được duy trì nhưng xu hướng tăng giá này vẫn không đẩy giá đi xa được. Kết thúc ngày thứ 2 bằng 1 giá đóng cửa xấp xỉ với giá mở cửa. Do đó, hình nến của ngày thứ 2 sẽ là 1 thân nến nhỏ và có thể là nến tăng hay nến giảm hoặc cũng có thể là 1 Doji. Nếu nến này là nến Doji thì mẫu hình này trở thành Evenning Doji Star

– Nói chung, nếu ngày thứ 2 là một nến giảm và có thân nến nhỏ thì đây là 1 tín hiệu mạnh dự báo sẽ xảy ra đảo chiều. Nhưng ngày thứ 3 mới là ngày quan trọng trong mẫu Evening Star này.

– Ngày thứ 3 bắt đầu là 1 khoảng trống giảm (đây là dấu hiệu giảm giá) và xu hướng giảm giá này đã đẩy đường giá xuống sâu hơn nữa, thông thường ngày thứ 3 sẽ giảm sâu hơn sự tăng giá của ngày thứ 1 nghĩa là đã lấy đi khoảng lợi nhuận của ngày thứ 1 và thứ 2 tạo ra.

Kinh nghiệm:

_    Ở phiên thứ 2, độ tin cậy tăng dần theo thứ tự nến xanh, nến Doji và nến đỏ nhẹ.

_    Gap trên hoặc Gap dưới kèm theo mẫu hình là tín hiệu tăng tính xác thực của mẫu hình

_    Trong một số trường hợp mẫu hình này có 4 nến, vị trí Star có 2 nến tương tự nhau

Ví dụ thực tế tại TTCK Việt Nam

Hình 10. Đồ thị cổ phiếu SSI tháng 7 năm 2018

Quan sát đồ thị cổ phiếu SSI, nhận thấy rằng ngày 11/7/2018, cổ phiếu xuất hiện cụm nến Evening Star với một số đặc điểm sau:

_    Xuất hiện tại đỉnh nhịp tăng trưởng dài hạn

_    Với cây nến thứ nhất là một cây nến xanh nhẹ. Cây nến thứ hai có dạng Shooting Star kèm theo gap dưới, thể hiện cầu thất thế. Đến cây nến thứ ba, giá cổ phiếu bất ngờ giảm mạnh chứng tỏ lúc này nó chỉ đóng vai trò là xác nhận tín hiệu đảo chiều. Giá cổ phiếu bắt đâu manh nha hình thành xu hướng giảm.

_   Chuỗi ngày sau đó là một quá trình giảm giá dài hạn của cổ phiếu

_   Mẫu nhìn Evening star sẽ trở nên đáng tin cậy hơn khi cây nến thứ 3 chứng tỏ được bên bán hoàn toàn mạnh hơn. Biểu hiện đó là một cây nến đỏ thân dài, bao trùm lên 2 cây nến trước. Lúc này, cổ phiếu chính thức kết thúc Uptrend và bước vào trạng thái giảm giá.

Liên hệ với Đoàn Tú:

ZALO: 0946.998.885
Mail: doantu188@gmail.com

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*