Khoảng trống (Gap) và các loại khoảng trống.

Khoảng trống tăng giá (gap up) là khoảng cách giữa giá cao nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm sau. Khoảng trống giảm giá (gap down) là khoảng cách giữa giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá cao nhất của phiên giao dịch hôm sau.  

Có 4 loại khoảng trống là Common Gap, Breakaway Gap, Runaway Gap (Measuring Gap) và cuối cùng là Exhaustion Gap. Tuy nhiên, chỉ 3 loại cuối là thực sự có ý nghĩa trong đầu tư. Do vậy, bài viết này sẽ trập trung vào cách nhận diện 3 loại khoảng trống quan trọng là Breakaway Gap, Runaway Gap và Exhaustion Gap.

Common Gap

Common Gap là khoảng trống ở vùng giá giao dịch dày đặc (congestion zone), thường là vùng sideway của giá. Không đi kèm với đột biến khối lượng và dễ dàng bị lấp đầy nên thực sự không có giá trị đầu tư nhiều.

Breakaway Gap

Breakaway Gap là một khoảng trống xuất hiện khi giá vượt ra khỏi một vùng giao dịch dày đặc (congestion zone) và quan trọng là thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Điều này phản ảnh sự bứt phá (breakout) của giá và sự thắng thế rõ ràng của bên mua hoặc bên bán sau một khoảng thời gian tích lũy.

Breakaway Gap thường đánh dấu giai đoạn đầu của một xu hướng. Do đó, sự xuất hiện của Breakaway Gap thường là cơ hội đầu tư lý tưởng khi giá quay trở lại test lại khoảng trống này trong các phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, không phải tất cả khoảng trống đều được lấp đầy.

Runaway Gap

Runaway Gap xuất hiện ở giữa xu hướng và đánh dấu sự tiếp tục của xu hướng đó. Runaway Gap thường có khối lượng giao dịch (volume) vừa phải. Đây là một yếu tố giúp phân biệt Runaway Gap với 2 loại Gap còn lại.

Trong xu hướng tăng Runaway Gap phản ánh tâm lý mất kiên nhẫn của nhà đầu tư hiện còn đang ở bên ngoài thị trường và quyết định mua mạnh sau khi thấy khả năng điều chỉnh trở lại không nhiều, nếu giá trở xuống lấp gap thì cơ hội mua có thể xuất hiện. Trong xu hướng giảm, Runaway Gap phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư còn đang giữ cổ phiếu và quyết định bán mạnh sau khi thấy khả năng có các phiên hồi phục là rất thấp, nếu giá trở lại lấp gap thì có thể sẽ là cơ hội thoát hàng hiếm có nếu bạn đang bị “kẹp” hàng.

Exhaustion Gap

Đây là khoảng trống xuất hiện ở giai đoạn cuối của một xu hướng và thường đi kèm với khối lượng (volume) cực lớn. Vì ở giai đoạn cuối của một xu hướng nên Exhaustion Gap sẽ dễ bị lấp đầy trong các phiên giao dịch sau đó.

Ứng dụng Gap (Windows) vào trong đầu tư

Vùng giá trùng với khoảng trống thường là vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh cho các đợt pullback sau đó của giá. Điều này đặc biệt hữu ích với những cổ phiếu có quá khứ giao dịch ít và khó tìm được các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo kiểu truyền thống (đáy cũ, đỉnh cũ…).

Do giá có xu hướng test lại các khoảng trống này trong các đợt giao dịch sau đó nên sẽ là cơ hội đầu tư hấp dẫn nếu đó là Breakaway Gap hay Runaway Gap.

Trong khi đó, việc phát hiện ra Exhaustion Gap giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và chấm dứt vị thế đang nắm giữ. Trong trường hợp này thường kết hợp với các tín hiệu từ nhóm chỉ báo dao động như Stochastic Oscillator, Relative Strength Index…

Liên hệ với Đoàn Tú:

ZALO: 0946.998.885
Mail: doantu188@gmail.com

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*