Quản trị rủi ro với danh mục đầu tư

Trong đầu tư chứng khoán, không có chiến lược nào là hoàn hảo thành công 100%, và cũng không có một nhà đầu tư nào luôn chiến thắng thị trường chứng khoán. Đó là sự thật khắc nghiệt trên thị trường chứng khoán và chúng ta phải lưu tâm điều đó.

Một nhà đầu tư về cơ bản có thể coi là thành công khi anh ta có thể xác suất thành công từ 60-80% (mua 10 cổ phiếu thì lãi 6-8 cổ phiếu) và quản trị lãi/lỗ tốt (tức là số tiền lãi thu được luôn phải nhiều hơn số tiền lỗ).

Đối với mỗi phương pháp đầu tư thì cách tư duy mỗi bước sẽ khác nhau tuy vậy trên đây vẫn là 3 bước cơ bản mà mọi nhà đầu tư muốn đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán cần phải nắm chắc.

Dừng lỗ trong đầu tư chứng khoán như thế nào?

Không ai có thể chiến thắng trong tất cả các lần giao dịch. Ngay cả những nhà giao dịch giỏi nhất trên thế giới như Livermore, Gann hay Soros cũng vẫn có các giao dịch thua lỗ. Sự khác biệt lớn nhất giữa giới chuyên nghiệp và các nhà đầu tư chứng khoán chưa “giỏi” và mới học cách đầu tư chứng khoán là kỹ năng cắt lỗ. Giới chuyên nghiệp cắt lỗ dứt khoát, nhẹ nhàng và không để khoản lỗ ảnh hưởng nhiều đến tài khoản.

Trong khi đó các nhà đầu tư chứng khoán chưa “giỏi” ngồi cầu nguyện giá lên!?, hay bực tức: “lại sai nữa rồi” rồi vài tháng sau, đến khi lỗ nhiều quá rồi thì mặc kệ tài khoản. Nếu tài khoản bị lỗ 5 – 10%, không quá khó để đưa nó về trạng thái ban đầu. Nếu tài khoản bị lỗ 20 – 25%, mọi chuyện bắt đầu phức tạp hơn nhiều. Nếu tài khoản bị lỗ 50%, tức là bạn sẽ cần lãi 100% trên tài sản hiện tại để đưa tài khoản về trạng thái ban đầu. Bao nhiêu người có thể nhân đôi được tài khoản? Con số đó không nhiều. Chúng ta đừng tự đặt mình vào tình thế khó. Mà oái oăm hơn, khi tài khoản bị thua lỗ nhiều thì người ta lại mong giành lại những gì đã mất một cách nhanh chóng !? Lúc đó, đầu từ chứng khoán đã bị họ biến thành một trò cờ bạc mất rồi.

Bạn không nên bị thua lỗ quá 10% tài khoản/giao dịch. Tốt hơn là cắt lỗ ở mức 5 – 7%. Nhưng nói thì dễ hơn là làm. Đa số nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là những người có ít hơn ba năm kinh nghiệm không làm được điều này, không phải là họ không biết. Họ sợ “lỡ cắt xong nó lại lên thì sao”. Hoặc là không chấp nhận giao dịch lần này bị thua lỗ.

Chừng nào bạn chưa thể thoải mái với một giao dịch bị lỗ thì bạn cũng đừng hy vọng kiếm được tiền trên thị trường tài chính. Nhưng tại sao một tay đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có thể thoải mái với một lệnh thua được ? Rõ ràng là bị mất tiền cơ mà?

Lý do thứ nhất là ngay từ trước khi mua, họ biết trước họ sẽ dừng lỗ ở đâu và tối đa họ sẽ mất bao nhiêu phần trăm tài khoản. Cái đó gọi là quản trị rủi ro.

Điều này đòi hỏi kỹ năng xác định điểm cắt lỗ tốt, thường là các điểm có thể tạo ra một xu hướng mới của giá.

Lý do thứ hai là tỷ lệ lệnh thắng/thua và mức lãi/mức lỗ. Một NĐT chuyên nghiệp sẽ chỉ vào lệnh khi có mức chốt lời bằng 2 – 3 lần mức cắt lỗ. Và thường họ sẽ thắng tối thiểu 7/10 tổng số lệnh. Do đó, các NĐT chứng khoán chuyên nghiệp sẽ chẳng hề nao núng vì thua một hai lệnh nếu họ đang làm đúng nguyên tắc của mình.

Giả sử bạn có 1.000.000 đồng, mua cổ phiếu ABC đang có giá 10.000 đồng. Giả sử bạn dừng lỗ 5% tài khoản – tương đươc với 50.000 đồng. Nếu bạn xác định sẽ cắt lỗ cổ phiếu ABC ở mức giá 9.000 đồng, tức là thua lỗ 1.000 đồng/cổ phiếu, thì khối lượng cổ phiếu giao dịch sẽ là 50 cổ phiếu (lấy 50.000 : 1.000). Đó chính là cách mà giới chuyên nghiệp cắt lỗ và quản trị rủi ro.

Sự khác biệt giữa dân chuyên nghiệp và kẻ nghiệp dư trong đầu tư chứng khoán đó là Quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Chúng ta đã tìm hiểu về cách tạo lập danh mục đầu tư, cũng như nghiên cứu 1 số phương pháp chọn điểm mua bán chứng khoán hợp lý. Với nhiều nhà đầu tư có vẻ chừng đó là đủ. Cổ phiếu tốt, mua được giá rẻ, bán giá hợp lý, nghe ổn đấy chứ? Quản trị rủi ro làm gì cho mất thời gian mà nhọc công. Thức tế quản trị rủi ro là kiến thức không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán mà chúng ta không thể xem nhẹ.

Hai yếu tố quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là Phân bổ vốn đầu tưhợp lý và Stoploss.

 

Phân bổ vốn đầu tư hợp lý: Bước đầu tiên của việc quản trị rủi ro. Thực tế câu chuyện trên cũng là một trường hợp hết sức điển hình của rất nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu lãi thì bỏ vốn ít mà cổ phiếu lỗ thì lại trót bỏ vốn nhiều. Cho nên dù cả thị trường vẫn tăng trưởng tốt, nhưng bản thân lại không kiếm được lợi nhuận. Tất nhiên việc phân bổ vốn hợp lí không chỉ đơn giản là chia đều vốn cho số cổ phiếu kiểu như bạn có 10 tỉ, đầu tư 10 cổ phiếu thì bỏ vào mỗi cổ phiếu 1 tỉ. Tôi sẽ nói rõ hơn việc phân bổ như thế nào trong Khóa học đầu tư chứng khoán căn bản và nâng cao. Ngoài ra không nên bỏ hết tiền của mình vào 1-2 cổ phiếu. “Không bỏ hết trứng vào cùng 1 rổ”- điều đó luôn cần thiết trên thị trường chứng khoán, nhất là với các nhà đầu tư mới. Nhưng cũng đừng đầu tư dàn trải quá nhiều cổ phiếu. Mức hợp lý ở đây  là từ 4-5 cổ phiếu trong danh mục đầu tư Stoploss: 1 nguyên nhân phổ biến dẫn đến thua lỗ của các nhà đầu tư chính là việc họ không cắt lỗ khi cần. Điều này do các nhà đầu tư hay bị cảm xúc lấn át, khi cổ phiếu giảm sâu họ ở trong trạng thái không chấp nhận bị thua lỗ. Không ai muốn nhận là mình đầu tư sai cả, người ta luôn hi vọng là cổ phiếu sẽ tăng trở lại, cho đến khi cổ phiếu ngày càng xuống thấp hoặc không bao giờ quay trở lại giá mua. Và như thế đã lỗ lại càng lỗ nặng kéo theo cả tài khoản cũng bị giảm mạnh. Giải pháp ở đây là luôn phải đặt sẵn stoploss ngay từ lúc bắt đầu đầu tư. Quản trị rủi ro trong danh mục đầu tư là công đoạn cuối cùng và quan trọng nhất của bất kì chiến lược đầu tư nào, nhưng lại thường bị các nhà đầu tư bỏ quên nhiều nhất.

Bạn có thể chọn cổ được cổ phiếu tốt, điểm mua hợp lí, nhưng nếu không quản trị rủi ro danh mục của mình thì bạn sẽ vẫn lỗ như thường. Nói cho cùng thì nếu không có lợi nhuận thì danh mục đầu tư tốt, giá mua rẻ có nghĩa lí gì? Stoploss là gì? Có nên đặt stoploss hay không?

Hiểu đơn giản thì stoploss là hành động cắt lỗ khi giá cổ phiếu rơi xuống 1 điểm mà chúng ta xác định từ trước. Ví dụ như cổ phiếu Thép Hoà Phát (HPG) khi mua có giá là 30.000đ. Giả sử chúng ta đặt stoploss là 28.000đ thì khi giá rơi xuống 28.000đ, chúng ta sẽ phải bán cổ phiếu để cắt lỗ. Việc stoploss đảm bảo cho chúng ta có thể bảo toàn vốn của mình không bị mất quá nhiều do các rủi ro trên thị trường.

Vậy stoploss có quan trọng không? Hẳn nhiên rồi, khi bạn đặt stoploss, bạn ngầm hiểu đấy là giá thấp nhất mà bạn chấp nhận được để nắm giữ cổ phiếu. Nó giúp bạn tạo 1 tâm lí là phải bán cổ phiếu ngay khi giá xuống thấp hơn mức tối thiểu đó, tránh trường hợp giá giảm quá sâu, “bào mòn” tài sản của bạn.

Đặc biệt nếu bạn đặt lệnh stoploss tự động (đặt ngay khi bạn mua cổ phiếu) thì khi giá về tới ngưỡng đó, hệ thống sẽ tự động bán cổ phiếu ra. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn không thể theo dõi thị trường thường xuyên và cũng khiến bạn đỡ bị động vì khi thị trường suy giảm thường rất nhanh, nhiều lúc sẽ không kịp hành động dẫn đến thua lỗ nặng hơn.

Thế nhưng không  phải ai cũng thích đặt stoploss. Mặc dù các nhà đầu tư lão luyện thường khuyên rằng nên đạt stoploss nhưng ngạc nhiên là hầu hết các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thường bỏ qua điều này. Có một số lý do nhất định mà một số người không thích đặt stoploss: _Nhà đầu tư sợ mất tiền: cổ phiếu dù lỗ nhưng tư duy sai lầm rằng chưa bán tức là tiền chưa mất – sau này kiểu gì giá cũng tăng và sẽ hoà vốn _ Nhà đầu tư sợ dính stoploss: đặt stoploss lỡnó về giá đó thật, mình vừa bán sau đó nó lại lên bình thường như mình dự ban đầu thì sao. Tốt nhất là không đặt. Xuống thấp quá thì cắt sau.

Lí do thứ nhất thì có lẽ không cần phải nói nhiều. Tôi đã từng chứng kiến nhiều người có thể thường xuyên thắng những cổ phiếu ngắn hạn, để rồi 1 ngày “cháy tài khoản” vì 1 lệnh từ lâu hay bị call margin. Chẳng nói đâu xa, hãy nhìn vào cổ phiếu HBC từ năm 2015 đến giờ, thử hỏi xem đến bao giờ thì cổ phiếu HAG mới trở về giá 26.000đ? Hoặc HBC từ 10/2017 với giá 40 tới 26/3/2020 với giá 7.3?

Chính tôi khi mới bắt đầu đầu tư cũng giống các bạn, rất tin tưởng vào bản thân và kì vọng cổ phiếu lên, sợ cảm giác mất tiền (đặt stoploss là chuẩn bị sẵn tâm lí có thể thua lỗ mà). Khi cổ phiếu giảm xuống sâu thì mang nặng tâm lí là cứ cố cầm thêm chút nữa đi, nó sắp lên rồi, nó sẽ lên thôi. Chỉ vì vài lần cố đợi thêm một chút như vậy mà có lần tôi mất hơn 60% tài khoản.

Về lý do thứ hai nghe qua thì thấy có vẻ rất hợp lý. Đó cũng chính là suy nghĩ của tôi khi mới bắt đầu tập đặt stoploss (sau một thời gian thua lỗ dài vì không đặt) vì lúc này thường xuyên có 2 tình huống xảy ra.

Một là đặt stoploss gần quá. Nhiều lúc đoán đúng là giá sẽ lên rồi mà giá chạm stoploss mình vừa bán xong thì nó mới lên nên rất tiếc nuối.

Hai là đặt stoploss quá xa. Dẫn đến lúc sai thì lỗ sấp mặt luôn. Tôi biết rất nhiều nhà đầu tư cũng rơi vào tình trạng này, dẫn đến bỏ luôn đặt stoploss.

Thực ra cốt lõi của việc này ở chỗ chúng ta còn ít kinh nghiệm hoặc chẳng có cơ sở nào để đặt stoploss cả. Một trong những cách phổ biến nhiều người hay sử dụng là đặt stoploss theo phần trăm cố định, kiểu như xác định tỉ lệ cắt lỗ là 5-8% chẳng hạn, thì cổ phiếu mua giá 30.000đ cắt lỗ ở 27.600đ, giá 20.000đ cắt lỗ ở 18.400đ.

Cách này giúp bạn xác định rõ tỉ lệ thiệt hại lớn nhất mà bạn có thể chịu được, nhưng trong đa số trường hợp đều không chuẩn xác, phần vì ngay từ đầu đã mua giá quá cao hoặc do chênh lệch mua bán của thị trường mà có khi giá rơi xuống thấp hơn chút rồi bật lên ngay, khiến cổ phiếu vừa bán xong là tăng giá (vì thị trường thường không bao giờ chính xác đến từng con số bạn tính một)

Thực ra ý nghĩa lớn nhất của việc đặt stoploss là để đảm bảo việc thua lỗ được giới hạn. Tăng lại hay giảm lại cũng không có ý nghĩa gì ở đây. Để chiến thắng trong dài hạn thì chúng ta phải biết bỏ qua những cảm xúc tiếc nuối đó.

Một nhà đầu tư có thể thành công lâu dài trên thị trường hay không phụ thuộc vào anh ta có thể quản trị rủi ro tốt hay không và việc đặt stoploss yếu tố căn bản nhất.

Vì vậy hãy LUÔN LUÔN ĐẶT STOPLOSS khi đầu tư. 

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*