
Biểu đồ Nến Nhật – Candlestick (Hay còn gọi là candle) được phát minh và sử dụng bởi một thương nhân buôn gạo tài ba người Nhật là Munehisa Homma từ thế kỷ 17. Những nguyên tắc giao dịch của ông trên thị trường gạo sau này được phát triển thành phương pháp luận biểu đồ nến được sử dụng ở Nhật Bản và phổ biến trên toàn thế giới về sau này.
1. Cấu tạo nến Nhật
Nến Nhật có cấu tạo đơn giảm, trực quan và dễ sử dụng, cụ thể như sau:

Hình 1: Cấu tạo nến Nhật
- Mỗi 1 nến là 1 phiên giao dịch, đơn vị của phiên giao dịch có thể là phút, giờ, ngày, tháng, năm … tùy theo sự lựa chọn của người sử dụng.
- Thân nến: Chỗ dày nhất của nến – Nó mô tả phạm vi giữa giá mở cửa và đóng cửa của phiên đó. Ở hình minh họa trên: Nến xanh là thể hiện giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, tức là phiên đó là phiên tăng giá và ngược lại đối với nến đỏ. Thân nến dài thể hiện lực mua bán mạnh, biên độ dao động trong phiên yếu, ngược lại nếu thân nến ngắn thì thể hiện lực mua bán yếu, biên độ giao động ít. Trong trường hợp đặc biệt, thân nến là một đường kẻ ngang mỏng (nến doji) tức là cung – cầu đang cân bằng nhau, giá đóng cửa bằng với giá mở cửa.
- Bóng nến: Chỗ mỏng nhất của nến – Đại diện cho cực trị giá của phiên. Bóng ở phía trên thân nến gọi là bóng trên, bóng ở dưới thân nến gọi là bóng dưới. Đỉnh bóng trên là giá cao nhất trong phiên, đáy bóng dưới là giá thấp nhất trong phiên. Nếu bóng trên dài hơn bóng dưới, chứng tỏ trong phiên giá bị kéo lên mạnh, sau đó cung áp đảo cầu, phe cầu thua cuộc là một tín hiệu không tốt đối với sự vận động tăng giá của cổ phiếu. Và ngược lại nếu bóng dưới dài hơn bóng trên thì cho thấy cầu đã áp đảo cung, đẩy giá từ mức thấp nhất phiên lên mức cao hơn, khi cầu thắng cung thì đó là một tín hiệu tốt đối với xu hướng tăng của cổ phiếu.
Đọc biểu đồ giá là cách duy nhất để bạn cảm nhận được cảm xúc của thị trường thông qua màu sắc nến, độ dài bóng nến.
2. Một số mấu hình nến cơ bản
a. Spinning top (Nến con quay)
Đặc điểm: Thân nến khá mỏng, nhỏ, nằm ở giữa nến, bóng trên và bóng dưới dài.
Tính chất: Cung cầu cân bằng nhau mặc dù giá trong phiên này biến động mạnh.
Công dụng: Cung – cầu cân bằng là thể hiện sự bão hòa, xu hướng hiện tại của giá có thể sẽ dừng lại
b. Marubozo
Đặc điểm: Không có bóng nến, thân nến chính là nến
Tính chất: Là cầu áp đảo cung nếu là nến xanh (hoặc trắng) và cung áp đảo cầu nếu là nến đỏ (hoặc đen).
Công dụng: Việc áp đảo mạnh mẽ này có thể báo hiệu sự đảo chiều xu hướng đang có.
c. Nến Doji
Đặc điểm: Giá đóng cửa và giá mở cửa bằng nhau hoặc sát nhau
Tính chất: Thể hiện sự do dự của cung và cầu.
Công dụng: Sử dụng kèm với nến trc đó nhằm xác định xu hướng tiếp theo của giá. Sự do dự tại các đỉnh cực có thể sẽ là tín hiệu đảo chiều vận động của giá.
Nến Nhật có nhiều ứng dụng hay và thực tế trên thị trường tài chính, là công cụ hỗ trợ đắc lực nhà đầu tư. Nó đặc biệt hữu dụng khi sử dụng để xác định điểm đảo chiều của giá. Điều này admin sẽ giới thiệu kỹ hơn ở bài viết tiếp theo.
ZALO: 0946.998.885
Mail: doantu188@gmail.com
Để lại một phản hồi